Scholar Hub/Chủ đề/#người khmer/
Người Khmer, dân tộc Đông Nam Á, chủ yếu sống tại Campuchia, với nền tảng văn hóa và ngôn ngữ sắc nét. Lịch sử phong phú của họ gắn liền với Đế quốc Khmer và công trình vĩ đại Angkor Wat. Tiếng Khmer là ngôn ngữ chính, chịu ảnh hưởng Ấn Độ, với nghệ thuật và văn hóa đặc sắc. Nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo, là kinh tế truyền thống, với đóng góp quan trọng từ du lịch. Angkor, di sản văn hóa thế giới, là biểu tượng văn hóa Khmer. Hiện tại, người Khmer đối mặt thử thách bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế bền vững.
Giới Thiệu Về Người Khmer
Người Khmer là một dân tộc Đông Nam Á, chủ yếu sinh sống tại Campuchia, nơi họ chiếm phần lớn dân số và tạo nên nền tảng văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia này. Ngoài Campuchia, người Khmer cũng cư trú tại các vùng của Việt Nam và Thái Lan, chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và tỉnh Surin ở Thái Lan.
Lịch Sử Dân Tộc Khmer
Người Khmer có một lịch sử phong phú và phức tạp, với sự hiện diện từ hàng nghìn năm trước Công Nguyên. Họ là người sáng lập ra Đế quốc Khmer, một trong những đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử Đông Nam Á, với đỉnh cao là kiến trúc vĩ đại Angkor Wat được xây dựng vào thế kỷ 12. Đế quốc Khmer từng chiếm giữ phần lớn khu vực Đông Nam Á trước khi sụp đổ vào thế kỷ 15.
Ngôn Ngữ Và Văn Hóa
Tiếng Khmer là ngôn ngữ chính của người Khmer, thuộc nhánh ngữ hệ Nam Á. Tiếng Khmer sử dụng một hệ thống chữ viết riêng, có nguồn gốc từ chữ Brahmi của Ấn Độ cổ đại. Văn hóa Khmer chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và Ấn Độ giáo, pha trộn với Phật giáo, tín ngưỡng đa thần và những yếu tố bản địa khác. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nhạc cụ và điệu múa truyền thống của người Khmer đều rất đặc sắc và tinh tế.
Kinh Tế Và Đời Sống
Nền kinh tế của dân tộc Khmer truyền thống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với sản phẩm chính là lúa gạo. Ngày nay, người Khmer vẫn giữ truyền thống canh tác nông nghiệp, đồng thời cũng tham gia vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Du lịch, đặc biệt là thăm quan khu di tích Angkor Wat và các vùng lân cận, đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế Campuchia hiện đại.
Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Angkor, kinh đô của Đế quốc Khmer từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15, là một trong những di sản văn hóa thế giới được công nhận. Là biểu tượng của văn hóa Khmer, Angkor không chỉ nổi tiếng với Angkor Wat mà còn với nhiều ngôi đền, lâu đài và hồ nước khác. Đây là một kết hợp độc đáo giữa kiến trúc và sự sáng tạo mang đậm nét văn hóa lịch sử Khmer.
Thử Thách Hiện Tại
Người Khmer đang phải đối mặt với nhiều thử thách trong bối cảnh hiện đại, bao gồm việc bảo tồn văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế bền vững, và giải quyết những vấn đề xã hội như giáo dục và sức khỏe. Chính phủ và các tổ chức quốc tế đang nỗ lực để hỗ trợ người Khmer vượt qua những thách thức này, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa cũng như cải thiện đời sống cộng đồng.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI KHMER VIỆT NAM HIỆN NAY Mục đích khảo sát này nhằm thu thập các đánh giá về mức sống hiện tại của người Khmer tại Việt Nam bao gồm sự thay đổi mức sống so với 5 năm trước và các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Bài viết sử dụng p hương pháp thu thập dữ liệu là bảng hỏi và phỏng vấn với số lượng 3500 hộ người Khmer ở 8 tỉnh có đông người Khmer sinh sống tại Việt Nam. Từ những kết quả thu được thông qua khảo sát, quan sát, chúng tôi tập trung phân tích hai nhóm tác động: nhóm tác động tích cực và nhóm tác động tiêu cực đến đời sống của người Khmer trong sự đối chiếu giữa các tỉnh. Bài viết đóng góp thêm một nguồn tư liệu để đánh giá hiệu quả, tác động của các chính sách đã thực thi nhằm đưa ra những biện pháp, giải pháp khả thi hơn, phù hợp hơn theo từng địa bàn cư trú để giảm thiểu các tác động gây kìm hãm quá trình xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là người Khmer tại Việt Nam.
#cải thiện cuộc sống #người Khmer tại Việt Nam #mức sống
ĐẶC ĐIỂM TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN KẾT CỤC THAI KỲ CỦA BÀ MẸ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH Đặt vấn đề: Tăng huyết áp thai kỳ là một biến chứng nội khoa thường gặp, là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp thai kỳ và mối liên quan đến kết cục thai kỳ của bà mẹ dân tộc Khmer. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả dọc hồi cứu 428 hồ sơ bệnh án bà mẹ dân tộc Khmer được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ trong 3 năm 2018 – 2020. Kết quả nghiên cứu: Tăng huyết áp đơn thuần trong thai kỳ: 8,4%. Nhóm tiền sản giật chiếm 87,2% (TSG có dấu hiệu nặng 47,2%). Tiền sản giật trên người THA mạn tính: 2,1%. Tăng huyết áp mạn tính: 2,3%. Kết cục thai kỳ xấu chung (KCX): 27,3%. Các yếu tố liên quan: Sản phụ sinh con thiếu tháng từ 34 - <37 tuần tăng nguy cơ gặp KCX cho cả mẹ và bé gấp 4,1 lần (KTC 95%: 2,1-8,7). Sản phụ sinh con thiếu tháng từ <34 tuần tăng nguy cơ gặp KCX cho cả mẹ và bé gấp 18,6 lần (KTC 95%: 2,1-169,3). Sản phụ có thiếu máu độ 2 tăng nguy cơ có KCX gấp 3,1 lần (KTC 95%: 1,3-7,4). Kết Luận: Trong số THA thai kỳ, sản phụ dân tộc Khmer có tỷ lệ 89,3% tiền sản giật cao hơn hẳn so với dân số chung khác.
#Tăng huyết áp thai kỳ #kết cục thai kỳ #bà mẹ dân tộc Khmer
Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống giáo dục của cả nước nói chung, của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã không ngừng phát triển. Điều đó đang tác động sâu sắc đến trình độ phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó có giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer ở khu vực này. Để tiếp tục phát triển có hiệu quả đội ngũ này, các chủ thể quản lý giáo dục phải hiểu rõ được thực trạng đội ngũ, mặt mạnh, yếu trong từng nội dung phát triển đội ngũ nhà giáo. Đây là cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng giúp cho cơ quan và cán bộ quản lý các cấp lựa chọn biện pháp tác động phù hợp để xây dựng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer trong thời gian tới.
#đội ngũ giáo viên #trung học cơ sở #Khmer #Đồng bằng sông Cửu Long
TỶ LỆ MÁU ẨN TRONG PHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH NĂM 2021 Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là một xét nghiệm để đánh giá sự có mặt của máu trong phân. Xét nghiệm này thường được sử dụng thường xuyên để tầm soát ung thư đại trực tràng, ung thư đại trực tràng đang có xu hướng phổ biến hơn tại các quốc gia đang phát triển nhưng tử suất ở những khu vực đang phát triển cao hơn rõ rệt, gây nên những gánh nặng bệnh tật và tử vong không nhỏ, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện xác định tỷ lệ máu ẩn trong phân và một số yếu tố liên quan ở đồng bào Khmer Nam Bộ huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh nhằm có một số kiến nghị kịp thời nâng cao chất lượng cuộc sống, tầm soát sớm máu ẩn trong phân, yếu tố liên quan đến máu ẩn trong phân bệnh ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu tiến hành trên 400 người dân tộc Khmer Nam Bộ từ đủ 40 tuổi đến trên 60 tuổi cho thấy người dân có tỷ lệ người dân dương tính máu ẩn trong phân là 2,5% trên tổng số nguời tham gia nghiên cứu. Kết quả này cho thấy người dân có tỷ lệ máu ẩn trong phân còn khá thấp chưa tìm thấy mối liên quan giữa các đặc điểm dân số xã hội nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và mức kinh tế gia đình với tỷ lệ dương tính máu ẩn trong phân, vận động thể lực, thừa cân – béo phì, rượu bia, thuốc lá, chế độ ăn uống (p>0,05). Chính vì thế, cần quan tâm đến độ tuổi từ 50 đến trên 60 tuổi truyền thông đẩy mạnh tầm soát máu ẩn trong phân, Về giới tính cần quan tâm đến nhóm nữ nhiều hơn ở nghiên cứu này cho thấy nhóm nữ có tỷ lệ máu ẩn trong phân cao hơn ở nam 21,6%. Nâng cao kiến thức và thái độ phòng bệnh ở nhóm người không hút thuốc lá và nhóm người không uống rượu bia. Ở nghiên cứu này cho thấy nhóm người không hút thuốc lá và nhóm người không uống rượu bia có tỷ lệ máu ẩn trong phân cao hơn nhóm người hút thuốc lá 58,6% và cao hơn nhóm nhóm người chưa từng sử dụng rượu bia 31,6%.
#Máu ẩn trong phân #ung thư đại trực tràng #người dân từ đủ 40 tuổi đến trên 60 tuổi #Khmer Nam Bộ
Đám cưới truyền thống của người Khmer ở tỉnh An Giang Đám cưới là một trong những nghi lễ vòng đời quan trọng của mỗi cá nhân. An Giang là nơi tụ cư của bốn dân tộc Kinh - Hoa - Chăm và Khmer, mỗi dân tộc có những hình thức riêng trong việc tổ chức đám cưới. Đám cưới truyền thống của người Khmer An Giang được xem là một hiện tượng độc đáo trong văn hóa của cộng đồng người Khmer, đám cưới diễn ra theo trình tự từ lễ dạm hỏi - lễ ăn hỏi - lễ cưới. Bài viết nhằm hướng đến việc bảo tồn các giá trị tốt đẹp mang tính chất truyền thống trong đám cưới của người Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.
#Đám cưới #người Khmer An Giang #nghi lễ vòng đời #bảo tồn
Hội đua bò bảy núi của người Khmer ở An Giang: truyền thống và biến đổi Hội đua bò là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer An Giang được hình thành do những đặc trưng về địa lý tự nhiên kết hợp với đặc trưng văn hóa bản địa. Qua thời gian, Hội đua bò dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lịch sử hình thành của Hội đua bò cũng như vai trò của Hội trong đời sống của người Khmer, tuy nhiên đi sâu vào phân tích sự biến đổi giữa truyền thống và hiện đại thì hầu như chưa có. Bài viết làm rõ nguồn gốc của Hội đua bò bắt nguồn từ trò chơi dân gian có liên quan đến truyền thống canh tác lúa nước của người Khmer với hai hình thức đua phổ biến là đua trên đường và đua trên ruộng. Qua hoạt động đua bò, người Khmer có dịp vui chơi, hội họp cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò, thuần dưỡng và huấn luyện bò, đây cũng là ý nghĩa của Hội đua bò trong đời sống tinh thần của người Khmer ở An Giang. Cùng với sự phát triển của xã hội, Hội đua bò của người Khmer đã có những biến đổi trong những năm gần đây. Những biến đổi này đã phần nào ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống của Hội, đồng thời cũng tác động đến đời sống tinh thần của cộng đồng. Trong giới hạn bài viết, người viết đưa ra một số nhận định về sự biến đổi của Hội hiện nay so với truyền thống trên phương diện tích cực và tiêu cực, từ đó góp phần định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị của Hội.
#Đua bò #lễ hội #Khmer #Bảy Núi #An Giang
Tang lễ của người Khmer theo Phật giáo Nam tông ở tỉnh An Giang hiện nay Tang lễ là một nghi lễ trong chuỗi nghi lễ vòng đời con người của nhiều dân tộc trên thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến tang lễ của người Khmer An Giang theo Phật giáo Nam tông từ các nghi thức diễn ra trong quá trình tiến hành tang lễ đến các nghi thức thờ cúng sau đám tang. Bài viết còn đề cập đến một số biến đổi trong tang ma và tục thờ cúng người chết của người Khmer An Giang hiện nay.
#Tang lễ #Phật giáo Nam tông #Khmer An Giang
SỰ TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ TRÊN KHUÔN MẶT CỦA NGƯỜI KHMER TRONG ĐỘ TUỔI 16-24 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THUỘC TỈNH TRÀ VINH Đặt vấn đề: Hình thái học khuôn mặt đã được áp dụng rất nhiều trong thực hành lâm sàng, đặc biệt trong phẫu thuật chỉnh hình sau chấn thương, điều trị các dị tật bẩm sinh, phẫu thuật thẩm mỹ… Mục tiêu: Xác định sự tương quan của một số kích thước trên khuôn mặt của người Khmer trong độ tuổi từ 16-24 tại các Trường Dân tộc nội trú trong tỉnh Trà Vinh và Trường Đại học Trà Vinh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400 người dân tộc Khmer tuổi từ 16 – 24, có ông bà nội và ông bà ngoại là người dân tộc Khmer từ 11/2017 đến 9/2018, xác định các số đo bằng các quan sát và đo đạt trực tiếp. Kết quả: Tương quan và hồi quy chiều cao mặt trên với chiều dài mặt r = 0,547. Chiều cao mặt trên = 2,818 + Chiều dài mặt x 0,271 (p<0,001). Tương quan và hồi quy chiều cao mặt giữa với chiều dài mặt r = 0,623. Chiều cao mặt giữa = - 0,340 + Chiều dài mặt x 0,272 (p<0,001). Tương quan và hồi quy chiều cao mặt dưới với chiều dài mặt r = 0,534. Chiều cao mặt dưới = 0,316 + Chiều dài mặt x 0,334 (p<0,001). Tương quan và hồi quy chiều rộng mũi với chiều rộng mặt trên r = 0,553. Chiều rộng mũi = 1,784 + Chiều rộng mặt trên x 0,169 (p<0,001). Tương quan và hồi quy chiều rộng mặt trên với chiều rộng mặt dưới r = 0,651. Chiều rộng mặt trên = 4,598 + chiều rộng mặt dưới x 0,715. Chiều rộng mặt trên = 4,598 + chiều rộng mặt dưới x 0,715 (p<0,001). Kết luận: Có sự tương quan thuận mức độ vừa một số kích thước trên khuôn mặt của người Khmer trong độ tuổi từ 16-24 tại các Trường Dân tộc nội trú trong tỉnh Trà Vinh và Trường Đại học Trà Vinh.
#Tương quan khuôn mặt #người Khmer #Trà Vinh